Giỏ hàng

Tuổi Trẻ Có Nên Cầu Mong Hai Chữ "Ổn Định'?

Dù bạn là tỷ phú trong lâu đài lộng lẫy hay một người bình phàm với trời đất tự nhiên thì phải chăng, mục đích cuối cùng của chúng ta trên cõi đời này chỉ là tìm kiếm một cuộc đời bình yên và hạnh phúc?

Chúng ta luôn mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, để khi nhắm mắt yên nghỉ có thể mãn nguyện với mấy chục năm sống không uổng phí. Tuy nhiên, hạnh phúc là gì, khổ đau là gì chúng ta không thể phân biệt rạch ròi. Bình yên vì thế cũng lạc lối giữa những hình sắc trần ai mà ta không thể nắm giữ. Mỗi chúng ta sẽ có những cách khác nhau, những ngọn hải đăng riêng biệt để soi tỏ mây mù tìm đường đến ánh sáng của an vui.


Bộ Đọc Để Trưởng Thành 2


Mỗi ngày lên mạng lướt Facebook, đọc báo, tôi thường hay bắt gặp hàng tá những bài báo nói về các bạn trẻ ở lứa tuổi như tôi với những dòng tít có chút dạy đời. Người ta hô hào người trẻ phải biết cúi đầu để làm culi, để được xã hội “vùi dập”, để trường đời huấn luyện, rồi thì nói bọn trẻ ảo tưởng sức mạnh, chưa học bò đã lo học chạy. Một vấn đề nổi lên chính là tình trạng nhiều bạn trẻ thường xuyên nhảy việc, để rồi bị gán mác thiếu kiên nhẫn, đứng núi này, trông núi nọ, thậm chí là yếu kém và không có bản lĩnh.Tôi tự hỏi, liệu họ có đáng bị như thế? Biết đâu đằng sau rất nhiều trường hợp như thế là có lý do hợp lý để họ hành động như vậy, rồi vô tình tạo cơ hội cho đám đông phán xét những tâm hồn non nớt mới ra đời đó.

Và thế là mỗi lứa sinh viên ra trường đều lấy 2 chữ “ổn định” làm đầu, như kim chỉ nam cho cuộc đời.

Cái giá của sự ổn định, liệu có đáng không?

Nếu ổn định là cái nhiều bạn trẻ theo đuổi, hẳn là khi đạt được trạng thái đó, người ta phải hạnh phúc, sung sướng lắm. Tôi đã từng nghĩ vậy. Nhưng bây giờ thì có lẽ nó không còn đúng lắm.

Cô bạn nói trên của tôi sau thời gian đầu hạnh phúc khi xin được 1 chân trong cơ quan nhà nước thì chỉ khoảng 2 tháng sau đã rệu rã chán nản. Hỏi ra mới biết, vì ít kinh nghiệm, cô chưa được giao các việc đúng chuyên môn, chủ yếu là đang phụ trách... photocopy, scan tài liệu, pha trà, đun nước cho mọi người trong phòng. Còn những việc đúng chuyên môn thì... không đến lượt.

Tháng ngày trôi qua với sự mệt mỏi như vậy, tuổi trẻ có đang quá phí hoài hay không?

Nhảy việc cũng có thể là cứu cánh duy nhất

Chẳng ai muốn rơi vào tình trạng chán việc, mất phương hướng, nhưng một khi đã chán mà không phải do bản thân lười biếng, bê trễ thì phải xem lại nơi làm việc. Yếu tố môi trường góp phần không nhỏ vào thành công, vậy cớ gì cứ bám víu một nơi không cho mình động lực chỉ vì ngại va chạm, muốn “ổn định”?


Bộ Đọc Để Trưởng Thành 2


Tuổi trẻ, hãy nghĩ kỹ trước khi thử

Tuổi trẻ mà không liều, không thử thì không phải là tuổi trẻ. Vì vậy, hỡi những người trẻ, hãy cứ liều, cứ thử, cứ dám thay đổi, dám buông bỏ để làm điều mình thích. Chẳng phải Steve Jobs đã nói “hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ” đó thôi? Bỏ ra những năm tháng thanh xuân để biết mình cần gì, muốn gì là hoàn toàn xứng đáng, bởi có khi ta phải mất cả cuộc đời để hiểu mình nữa kia. Tôi cho rằng đó mới là thái độ sống hết mình mà tuổi trẻ hướng đến, vì hiểu mình sẽ giúp bạn có thành công trong quãng đường tương lai. Vậy thì, nếu công việc không cho bạn cơ hội, không làm thanh xuân của bạn ý nghĩa dù bạn đã cố gắng hết sức, vậy bạn muốn thể hiện điều gì khi bám víu lấy nó? Chín chắn hay can đảm vứt bỏ thanh xuân?

Tuy nhiên, thanh xuân cũng chỉ như cơn mưa rào mùa hạ, vậy hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi chọn lựa. Đừng nhắm mắt chọn bừa để rồi phải mất phương hướng, loay hoay tìm lại lối đi cho bản thân, đó là lúc bạn khiến khái niệm “nhảy việc” trở nên tiêu cực đấy. Hãy luôn nhìn lại bản thân, suy nghĩ thấu đáo để mỗi lần nhảy việc là 1 lần thăng tiến, là 1 lần xứng đáng trải nghiệm, là thêm cơ hội học hỏi. Nếu nó xứng đáng, hãy dốc sức cho nó, rồi một ngày nó sẽ trả bạn hoa hồng để bù lại cho những giọt mồ hôi. Đó mới chính bản lĩnh của một người trưởng thành.